Đơn giản hoá mọi thủ tục | HOTLINE: (033) 534 4640

THAY ĐỔI ĐĂNG KÍ KINH DOANH

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

1. Đối tượng được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

Đối tượng được cấp giấy phép lao động được quy định

 trong Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào tại Việt Nam theo các hình thức sau đâysau:

  • Thực hiện hợp đồng lao động;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động ở đâu

Người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ tại Sở lao động, Thương binh và Xã hội tại tỉnh mà người lao động nước ngoài đó sẽ làm việc.

Các trường hợp người nước ngoài thuộc các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội, v.v theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.

. Thủ tục xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài

Bước 1: Đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài

Hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao y Đăng ký kinh doanh
  • Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng, có thể là:
  • Giấy giới thiệu/giấy ủy quyền (nếu người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).

Địa điểm nộp hồ sơ là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài sẽ làm việc.

Thời gian xét duyệt để chấp thuận là 10 ngày làm việc.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép lao động

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền tại Việt Nam (phải có giá trị dưới 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
  • Lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Văn bản chứng minh trình độ phù hợp với công việc là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật: bằng cấp, xác nhận kinh nghiệm từ công ty khác…;
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu;
  • Ngoài ra, đối với các ngành, nghề có yêu cầu đặc biệt (cầu thủ bóng đá, phi công, bảo dưỡng máy bay) hoặc các trường hợp lao động nước ngoài cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện hợp đồng, chào bán dịch vụ…tại Việt Nam, hồ sơ sẽ bao gồm các giầy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cần được nộp lên Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại tỉnh mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc ít nhất 15 ngày trước ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc.

Thời gian xử lý giấy phép lao động thường là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 4. Nhận giấy phép lao động

Trong vòng 05 ngày này, Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động theo Nghị định 152/2020/ND-CP. Trong trường hợp bị từ chối cấp giấy phép lao động, Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thời hạn giấy phép lao động Việt Nam

Theo Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định rõ ràng thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm: Trên đây là toàn bộ thông tin về việc làm giấy phép lao động cho lao động nước ngoài tại Việt Nam. Thông tin này sẽ được cập nhật thường xuyên nếu có những thay đổi mới. Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài của Công ty, hãy gọi cho chúng tôi theo số (028) 38201 012 để được tư vấn cụ thể.