Với mục đích của doanh nghiệp về việc thay đổi tên công ty là để phát triển vững mạnh hơn nữa. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về những việc cần làm khi tiến hành thay đổi tên công ty. Khi thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật về những vấn đề liên quan đến tên công ty, cách đặt tên công ty. Từ đó biết cách thay đổi tên công ty trong thời gian nhanh nhất mà vẫn đảm bảo tính chính xác. Trong bài viết này, Viecoi sẽ giải đáp giúp bạn mọi thông tin liên quan đến vấn đề này.
TÊN CÔNG TY VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY LÀ GÌ
1. Tên công ty là gì?
Tên công ty được hiểu là tên gọi của một doanh nghiệp được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.Tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, cần chuẩn bị kỹ trước khi thành lập doanh nghiệp. Tên công ty còn giúp phân biệt các loại hình và lĩnh vực kinh doanh của công ty. Vì vậy, trước khi đăng ký doanh nghiệp cần lựa chọn tên sao cho phù hợp và đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các trường hợp cần thay đổi tên công ty thay đổi tên Tiếng Việt công ty
- Khi bạn thay đổi loại hình công ty từ TNHH sang cổ phần hoặc ngược lại sẽ phải thay đổi tên công ty và khắc lại con dấu của công ty. Tuy nhiên, khi công ty đang là công ty TNHH một thành viên chuyển sang Công ty TNHH hai thành viên thì khi thay đổi thường không bị ảnh hưởng đến tên của công ty mà chỉ thay đổi loại hình của công ty nên thường sẽ không ảnh hưởng đến tên công ty và không phải tiến hành làm lại con dấu của công ty.
- Khi công ty thay đổi tên riêng, thêm thành tố hoặc hậu tố trong tên công ty cũng phải thay đổi tên công ty và làm lại con dấu của công ty.
Thay đổi tên Tiếng nước ngoài công ty
- Doanh nghiệp không thay đổi tên Tiếng Việt nhưng thấy tên tiếng nước ngoài dịch chưa chính xác hoặc cần thay đổi cho phù hợp hơn với tên Tiếng Việt thì có thể thay đổi tên Tiếng nước ngoài của công ty cho phù hợp. Việc thay đổi tên nước ngoài của công ty cần phải thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Vì việc thay đổi tên tiếng nước ngoài của công ty không đồng thời thay đổi tên Tiếng Việt của công ty thì không cần thực hiện thủ tục đổi con dấu của công ty.
Thay đổi tên viết tắt của công ty
- Khi muốn thay đổi tên viết tắt của công ty do phục vụ các nhu cầu khác của công ty như trùng với nhãn hiệu hay xây dựng nhận diện thương hiệu mới của doanh nghiệp,… thì có thể chỉ thay đổi riêng tên viết tắt của công ty.
- Khi công ty thay đổi tên viết tắt thì không đồng thời thay đổi tên Tiếng Việt của công ty nên không cần thực hiện thủ tục đổi lại con dấu công ty.
CÁC YÊU CẦU VỀ VIỆC THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY
1. Điều Kiện Để Thay Đổi Tên Doanh Nghiệp
Để được tiến hành thay đổi tên doanh nghiệp phải đảm bảo đủ các điều kiện như sau:
- Thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty - Quyết định, Biên bản họp công ty về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật:
- Tên doanh nghiệp phải được đặt theo đúng quy định của pháp luật như: tên phải bao gồm hai thành tố là loại hình công ty và tên riêng của công ty. Không được đặt tên vi phạm những quy định cấm trong đặt tên doanh nghiệp; tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp, không được đặt tên trùng và tên dễ gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Doanh nghiệp phải nộp đầy đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Doanh nghiệp sẽ không được thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau: Doanh nghiệp đang bị ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể theo quyết định của doanh nghiệp.
THỦ TỤC THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY
1. Thủ Tục Thay Đổi Tên Công Ty
Để thay đổi tên của công ty cần thực hiện như sau:
2. Các Thủ Tục Tiến Hành Thay Đổi Người Đại Diện Theo Pháp Luật
Để thay đổi người đại diện theo pháp luật cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ thay đổi tên công ty như hướng dẫn sau
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư), Giấy chứng nhận Mã số thuế (nếu có), Tên doanh nghiệp mới dự định thay đổi
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thay đổi tên công ty theo từng loại hình doanh nghiệp
- Thông báo của người đại diện theo pháp luật về việc thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp.
- Biên bản họp về việc thay đổi tên doanh nghiệp (đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty Cổ Phần và công ty hợp danh).
- Quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị về việc thay đổi tên của doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật tới phòng đăng ký kinh doanh
Nộp bộ hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp đầy đủ tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
(Nếu hồ sơ hợp lệ còn không sẽ nhận hướng dẫn bổ sung hồ sơ).
2. Những Việc Cần Làm Ngay Sau Khi Hoàn Thành Thay Đổi Tên Công Ty
Sau khi hoàn tất việc thay đổi tên công ty cũng cần phải thực hiện thông báo cho cơ cơ quan có liên quan như Thuế, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, điện, các đối tác vì khi tên doanh nghiệp được thay đổi cũng gần như doanh nghiệp bạn mới được thành lập. Nếu bạn không thông báo thì các đối tác tin tưởng sẽ không biết và có thể sẽ không nhận ra công ty của bạn. Vì vậy, một trong các việc cần làm sau khi thay đổi tên công ty là thông báo cho các cơ quan liên quan biết việc công ty đã thay đổi tên. Ngoài ra, do nội dung con dấu của công ty bao gồm tên công ty và mã số công ty nên khi thay đổi tên công ty thì con dấu của công ty cũng phải thay đổi. Cùng với đó thì hóa đơn giá trị gia tăng cũng cần làm thủ tục thay đổi lại.
Trên đây là những lưu ý về việc thay đổi tên của công ty mà chúng tôi đã tìm hiểu. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn nếu công ty bạn cũng đang muốn thay đổi tên công ty.