Đơn giản hoá mọi thủ tục | HOTLINE: (033) 534 4640

Thành lập công ty vốn Việt Nam

Thành lập doanh nghiệp không chỉ là đảm bảo quyền lợi cho người sáng lập lên doanh nghiệp mà còn góp phần đảm bảo trật tự quản lý cũng như sự phát triển cho đất nước. Chính vì vậy, có thể nói TLDN vừa là nhu cầu tất yếu vừa là đòi hỏi mang tính nghĩa vụ đối với mỗi doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế chung của cả nước.

2. Thành Lập Công Ty TNHH 2 Thành Viên Trở Lên.

3. Thành Lập Công Ty Cổ Phần.

4. Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân.

5. Thành Lập Chi Nhánh.

6. Thành Lập Văn Phòng Đại Diện.

CHỌN LOẠI HÌNH CÔNG TY PHÙ HỢP

Trường hợp 1: Nếu chủ sở hữu 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức góp vốn
Phải thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân. Với kinh nghiệm thành lập công ty và kế toán thuế, chúng tôi khuyên bạn NÊN đăng ký loại hình công ty TNHH1 thành viên sẽ có những ưu đãi về chính sách pháp luật, thuế hơn doanh nghiệp tư nhân.

Trường hợp 2: Có 2 thành viên góp vốn
Nên thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Loại hình này cũng như công ty TNHH1 thành viên, chỉ có điều có 2 thành viên góp vốn, bạn phải chọn ra 1 người làm đại diện pháp luật (Giám đốc)

Trường hợp 3: 3 thành viên góp vốn trở lên
Lựa chọn 1: vẫn có thể thành lập công ty TNHH nếu số thành viên góp vốn không vượt quá 50 người
Lựa chọn 2: thành lập công ty cổ phần, công ty cổ phần không bị giới hạn về số thành viên góp vốn.

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY GỒM CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN NHƯ SAU:

1: Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty

2: Dự thảo Điều lệ công ty

3: Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên, Danh sách cổ đông đối với công ty Cổ phần

4: Chuẩn bị giấy tờ của thành viên/ cổ đông như sau đây:

a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao công chứng không quá 03 tháng của Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc căn cước công dân
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao công chứng quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật, công chứng của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

5: Thông tin trụ sở công ty

6: Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

7: Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Hiện nay theo Điều 29 Luật Doanh Nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn thể hiện 4 nội dung đó là:

Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp

Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệpThông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn còn có thông tin của các thành viên).

Vốn điều lệ.

Như vậy, khi doanh nghiệp thực hiện thay đổi những thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải tiến hành cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp với những thông tin mới. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải thông báo thay đổi những nội dung sau với cơ quan đăng ký kinh doanh:

Thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết.

Người đại diện theo uỷ quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức.

Người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài của công ty cổ phần.

Thông tin về người quản lý doanh nghiệp.

Thông tin đăng ký thuế.

Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký công ty gồm các tài liệu cơ bản như sau:​

CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN NHƯ SAU:

1: Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh

2: Biên bản họp hội đồng thành viên

3: Quyết định thay đổi đăng ký kinh doanh.

4: Danh sách cổ đông công ty

5: Giấy xác nhận hoàn thành thủ tục và chuyển thuế đối với công ty chuyển trụ sở khác quận đồng quản trị, cổ đông, Giấy xác định vốn pháp định nếu bổ sung ngành nghề có điều kiện, Chứng chỉ hành nghề nếu có.

THỦ TỤC THỰC HIỆN

 Bước 01: Thông tin khách hàng
Tư vấn thông tin thành lập gồm tên, ngành nghề, trụ sở và các thông tin khác.Thu thập giấy tờ gồm CMND/CCCD, ERC và các giấy tờ liên quan khác.

 Bước 02: Soạn hồ sơ
Tiến hành soạn hồ sơ theo thông tin khách hàng đã cung cấp tại Bước 1.Gửi tài liệu khách hàng xác nhận và ký tên, đóng dấu.

 Bước 03: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tuyến và trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.Bổ sung, sửa đổi thông tin đăng ký (nếu có)

 Bước 04: Giấy chứng nhận
Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp(ERC) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư(IRC) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

 Bước 05:Khắc con dấu
Khắc con dấu theo thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Đăng ký mẫu dấu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

 Bước 06: Bàn giao hồ sơ
Bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chữ ký số và các thông tin khác liên quan

Bảng giá dịch vụ

THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN VIỆT NAM
Thay Đổi nội dung giấy phép

Chỉ từ 2.000.000 VNĐ

Công ty TNHH 1 thành viên.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Công ty cổ phần.

Thay đổi trụ sở chính / Vốn/ Tên/...

Chi nhánh.

Văn phòng đại diện.