Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân của một quốc gia đưa vốn dưới các hình thức khác nhau vào một quốc gia khác để tiến hành các hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2020 thì có bốn loại hình đầu tư nước ngoài chính tại Việt Nam là Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Hình thức thành lập tổ chức kinh tế bao gồm hai phương thức đó là:
– Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
– Thành lập công ty giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Với hình thức đầu tư này trước khi thành lập tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư nước ngoài phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động
Hình thức đầu tư nước ngoài này và phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư. Và các điều kiện khác theo quy định của Công ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ
Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế nhưng trừ các trường hợp:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hay chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết và công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định tại pháp luật chứng khoán.
Nếu không thuộc hai trường hợp nêu trên thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện theo đúng quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan. Và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Hình thức đầu tư gián tiếp này thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Khi thực hiện hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần tuân thủ các hình thức và thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế dưới các hình thức sau:
- Góp vốn vào các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh.
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của các công ty cổ phần.
Ngoài ra, tổ chức nước ngoài còn có thể góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác theo các các hình thức sau:
- Mua cổ phần của công ty cổ phần của công ty hoặc cổ đông.
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành một thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành một thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.
3. Thực hiện dự án đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) đây là phương thức đầu tư nước ngoài được thực hiện trên cơ sở doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư ký hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện, quản lý và vận hành dự án kết cấu hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công.
Theo đó, có 7 loại hợp đồng theo hình thức đối tác công tư gồm:
- Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT)
- Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO)
- Kinh doanh –Quản lý (O&M)
- Xây dựng – Chuyển giao (BT)
- Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO)
- Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL)
- Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BTL).
4. Đầu tư theo hợp đồng BCC
Hình thức hợp đồng BCC là hình thức hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước. Hoặc giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài theo thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Các bên tham gia hợp đồng BCC tự lập Ban điều phối để thực hiện hợp đồng, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban điều phối do các bên tự thỏa thuận.
Như vậy, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư nước ngoài được thiết lập trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không có thành lập pháp nhân mới, quyền và nghĩa vụ của các bên không ràng buộc về mặt tổ chức mà bị ràng buộc theo hợp đồng các bên ký kết.
Trên đây là 4 loại hình đầu tư nước ngoài chính tại Việt Nam, quý khách hàng có thể lựa chọn cho mình một hình thức phù hợp để đầu tư.
Dịch vụ tư vấn của Thanhlap.wacontre.com
- Tư vấn các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
- Tư vấn về điều kiện thành lập công ty đầu tư nước ngoài.
- Tư vấn các bước thành lập công ty đầu tư nước ngoài bao gồm các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay tới Hotline (028) 3620-8140 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ Thanhlap.wacontre.com luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng một cách nhiệt tình và hiệu quả nhất. (Đối với khách hàng Nhật Bản có thể liên hệ qua Hotline: (050) 5534 5505.)