Trước khi thành lập doanh nghiệp chắc hẳn rất nhiều người hoang mang không biết bắt đầu từ đâu và làm những thủ tục gì? Vì vậy, hãy để chúng tôi hướng dẫn bạn, để thành lập doanh nghiệp bạn cần lưu ý chuẩn bị kỹ những điều cơ bản sau đây:
1. Lựa chọn tên công ty mà bạn muốn
Để thành lập công ty TNHH một thành viên bạn cần thực hiện như sau: Chọn tên doanh nghiệp là bước bước đầu tiên trong thủ tục thành lập doanh nghiệp.Tên phải đảm bảo có đủ 2 thành tố: loại hình công ty và tên riêng do bạn đặt.Tên doanh nghiệp không được trùng lặp với bất kỳ doanh nghiệp nào đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc.
Khi tên giao dịch là tên Tiếng Anh thì phải được dịch nguyên nghĩa từ tên Tiếng Việt của công ty. Tên viết tắt phải được lấy từ các chữ của tên Tiếng Việt và tên Tiếng Anh.
Bạn có thể tra cứu thông tin tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đó là: dangkykinhdoanh.gov.vn.
2. Xác định loại hình công ty mà bạn cho là phù hợp nhất
Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà bạn nên chọn loại hình kinh doanh phù hợp vì mỗi loại hình kinh doanh lại có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Hiện nay, nhà nước công nhận các loại hình công ty sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH 2 thành viên
- Công ty Cổ Phần
- Doanh nghiệp Tư Nhân
- Công ty hợp danh
3. Chọn địa chỉ để đặt trụ sở chính
Khi chọn địa chỉ để thành lập công ty bạn nên lưu ý những quy định của pháp luật sau:
Trụ sở của công ty không được là nhà chung cư, nhà tập thể, trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng là đúng mục đích kinh doanh theo quy định của luật nhà ở năm 2020.
Trụ sở chính của công ty phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, địa chỉ được xác định chi tiết theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp 2020 bao gồm Số nhà- đường hoặc thôn, xóm-xã, phường, thị trấn – quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh- tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Xác định ngành nghề kinh doanh
Bạn nên áp mã ngành và danh mục nghề phù hợp để bao quát nhất trong quá trình công ty hoạt động tránh trường hợp doanh nghiệp lại phải bổ sung ngành nghề sau khi thành lập xong và hoạt động.
5. Xác định vốn điều lệ
Vốn điều lệ nên phù hợp với ngành nghề kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của công ty trong tương lai nhằm hạn chế tối đa mức chịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, mức thuế môn bài phù hợp, ..
6. Xác định người đứng tên đại diện cho công ty theo pháp luật
Cần lựa chọn người đại diện theo pháp luật phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty.
7. Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty nên cơ quan nhà nước
Đầu tiên bạn chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ bắt buộc như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ công ty.
- Danh sách các cổ đông/thành viên sáng lập khi thành lập công ty.
Với cổ đông là cá nhân bạn cần chuẩn bị Giấy chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu hoặc căn cước công dân (bản sao công chứng không quá 3 tháng).
Với thành viên là tổ chức bạn cần chuẩn bị bản sao công chứng quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác tương đương của tổ chức thành viên, văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu để chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo uỷ quyền (bản sao công chứng không quá 3 tháng).
Với thành viên là tổ chức nước ngoài thì cần có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải được hợp pháp hóa lãnh sự được dịch thuật và công chứng của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng.
- Giấy tờ chứng thực.
- Văn bản xác nhận vốn.
- Chứng chỉ hành nghề.
Sau đó nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc Sở đầu tư. Trong thời gian từ 03-05 ngày sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đến đây công ty đã bắt đầu được hoạt động và có thể thực hiện đầy đủ các chức năng kinh doanh của mình.
Lưu ý: Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn hoặc xin các giấy phép con khác.
8. Khắc con dấu cho công ty
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty thì tiến hành khắc dấu và thông báo mẫu dấu công ty.
9. Tiến hành kê khai thuế
Công ty phải nộp và kê khai thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh nếu công ty đã đi vào hoạt động.
Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu công ty mới thành lập kinh doanh nhưng chưa có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì phải khai báo lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày,
Vì cách áp dụng thời hạn kê khai và nộp thuế môn bài của cơ quan quản lý thuế chưa thống nhất nên tốt nhất công ty của bạn nên kê khai thuế môn bài sau đó nộp thuế sớm nhất có thể.
10. Mua chữ ký số
Chữ ký số được sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử… mà doanh nghiệp không phải in các tờ kê khai, đóng dấu. Bên cạnh đó, chữ ký số cũng được các doanh nghiệp sử dụng để kí hợp đồng với các đối tác qua internet mà không cần phải gặp nhau.
11. Treo biển tại trụ sở công ty
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải treo biển tại địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty.
Trên đây là chi tiết thủ tục thành lập doanh nghiệp mà bạn nên biết. Để biết thêm nhiều điều liên quan đến doanh nghiệp nữa mời bạn tham khảo
Bạn muốn mở công ty để kinh doanh nhưng đang phân vân không biết chọn loại hình nào? Bạn không biết phải chuẩn bị những gì để thành lập công ty? Bạn không biết phải liên hệ với cơ quan nào để thành lập công ty? Hay đơn giản là bạn muốn tìm một nơi để giải quyết vấn đề này giúp bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: (033) 534 4640 mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhất.