Đơn giản hoá mọi thủ tục | HOTLINE: (033) 534 4640

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY

THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

THỦ TỤC VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY, DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

Quy mô nền kinh tế của Việt Nam ngày càng mở rộng, kéo theo đó là nhu cầu hình thành và phát triển của các doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước. Tuy nhiên, thủ tục để thành lập doanh nghiệp rất phức tạp và rườm rà, nếu không nắm rõ được các thủ tục, giấy tờ và điều kiện liên quan thì sẽ rất khó cho việc hoàn thành các hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nội dung bài đọc dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về thủ tục, hồ sơ cũng như cách để thành lập một công ty, doanh nghiệp hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quy Trình Các Bước Để Thành Lập Một Công Ty, Doanh Nghiệp

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ để lập hồ sơ công ty/doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư, nơi đặt địa chỉ công ty và chờ lấy giấy phép.

Bước 3: Tiến hành thành Lập Công Ty.

Bước 4: Thực hiện thủ Tục Làm Con Dấu Pháp Nhân.

Bước 5: Tiến hành mua chữ ký số điện tử và đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty.

Bước 6: Tiến hành làm bảng hiệu công ty và thông báo phát hành hóa đơn GTGT.

Bước 7: Tiến hành làm thủ tục kê khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế.

Bước 8: Tiến hành góp vốn vào công ty theo đúng mức vốn đã th thuận và cam kết giữa các thành viên, cổ đông công ty.

Thành Lập Công Ty, Doanh Nghiệp Cần Những Điều Kiện Gì?

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

dieu-kien-ve-cac-nganh-nghe-kinh-doanh

Theo quy định thì công ty, doanh nghiệp có quyền kinh doanh các ngành nghề nếu không thuộc trường hợp bị cấm được quy định Luật Doanh nghiệp. Phải đăng ký ngành nghề với cơ quan quản lý trước khi hoạt động.

Nếu kinh doanh các ngành nghề thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật. Không được kinh doanh khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Điều kiện về loại hình công ty, doanh nghiệp

Hoàn toàn có thể thay đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp hơn với định hướng và tình hình phát triển của công ty, doanh nghiệp sau này. Có 4 loại hình công ty, doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay.

− Công ty/doanh nghiệp tư nhân: Chỉ 1 cá nhân làm chủ sở hữu.

− Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu.

− Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Tối thiểu là 2 cá nhân/ tổ chức và tối đa là 50 cá nhân/ tổ chữ.

− Công ty cổ phần: Bắt buộc có 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên.

Điều kiện về địa điểm trụ sở cho công ty, doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020: “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”

Trụ sở của công ty, doanh nghiệp không được là các căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.

Điều kiện về đặt tên cho công ty, doanh nghiệp

dieu-kien-dat-ten-doanh-nghiep

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp phải được viết theo thứ tự như sau:

Đầu tiên là tên loại hình doanh nghiệp, sau đó là tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Nên chú ý để tránh tình trạng đặt tên trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn với tên của các công ty, doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,… để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch…) là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động của doanh nghiệp. Và người đại diện có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài tùy theo từng công ty, doanh nghiệp.

Điều kiện về vốn điều lệ khi thành lập công ty, doanh nghiệp

Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần..”

Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì không có quy định cụ thể về số vốn tối thiểu hoặc tối đa. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên xem xét để đăng ký số vốn phù hợp với quy mô công ty/doanh nghiệp của mình.

Thành Lập Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH)

thanh-lap-cong-ty-trach-nhiem-huu-han

Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Là loại hình công ty TNHH mà thành viên công ty có từ hai người trở lên, số lượng thành viên không quá năm mươi.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Là loại hình công ty TNHH  do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 các chủ thể tham gia thành lập công ty TNHH một thành viên có thể là một tổ chức hoặc là một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Ngoài ra các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập Công ty TNHH một thành viên phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp.

Những đối tượng không đáp ứng điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên: Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cá nhân tổ chức làm việc trong quân đội, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự…

Điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có ít nhất 02 thành viên và có tối đa không quá 50 thành viên. Chủ sở hữu được thành lập công ty TNHH 2 thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trường hợp chủ sở hữu là cá nhân thì phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020 và không thuộc các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17. Nếu chủ sở hữu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Phải được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó; Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Dự Đoán Chi Phí Thành Lập Công Ty, Doanh Nghiệp Là Bao Nhiêu?

Chi phí có lẽ là câu hỏi lớn nhất khi nhà kinh doanh bắt đầu thành lập một công ty/doanh nghiệp. Chi phí thành lập sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, hình thức và quy mô của công ty, doanh nghiệp. Dưới đây là một vài chi phí tham khảo khi thành lập công ty, doanh nghiệp.

Các loại chi phíChi phí tối thiểu
Chi phí mua chữ ký số1.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ (Từ 1-3 năm)
Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh + con dấu700.000 VNĐ
Chi phí mở tài khoản ngân hàngKhoảng 500.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ (Tùy ngân hàng)
Chi phí in hóa đơn khoảng350.000 VNĐ/1 cuốn
Chi phí làm biển hiệu200.000 VNĐ
Chi phí đóng thuế môn bài2.000.000 VNĐ/ 3.000.000 VNĐ (Tùy vào vốn điều lệ)
Chi phí làm hồ sơ khai thuế1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ (Tùy vào dịch vụ làm)