Đơn giản hoá mọi thủ tục | HOTLINE: (033) 534 4640

Undifine

Thành Lập Công Ty 100% Vốn Nước Ngoài Về Dịch Vụ Nhà Hàng

Hiện nay việc đầu tư kinh doanh dịch vụ nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng. Cho dù nền kinh tế có biến động thế nào thì nhu cầu ăn uống vẫn là nhu cầu tất yếu diễn ra hàng ngày của con người nên đây là một lĩnh vực đầu tư vô cùng tiềm năng, nhất là ở Việt Nam nơi mà thị hiếu và khẩu vị của khách hàng vô cùng đa dạng và phong phú. Vậy để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài về dịch vụ nhà hàng phải làm thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Điều kiện thành lập

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, kinh doanh thức ăn và đồ uống là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhà đầu tư muốn kinh doanh thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.

Theo biểu cam kết gia nhập WTO Ngành nghề này đã được Việt Nam mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài cũng chỉ cần đáp ứng điều kiện như các nhà đầu tư Việt Nam khi kinh doanh lĩnh vực này.

Do đó để kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, trước hết nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong đó đăng ký đầu tư về lĩnh vực cung cấp thức ăn và đồ uống. Sau đó đăng ký thành lập doanh nghiệp với ngành nghề này. Khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi bắt đầu hoạt động.

Thủ tục thành lập

Bước 1. Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau đây:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Cá nhân: CMND/ CCCD/ hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    • Tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức (có hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Đề xuất dự án đầu tư.
  • Bản sao một trong các tài liệu sau:
    • Tổ chức: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.
    • Cá nhân: Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm mang tên nhà đầu tư với số tiền tương ứng đầu tư tại Việt Nam.

Hồ sơ được nộp tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị Đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Cá nhân: CMND/ CCCD/ hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân
    • Tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức

Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Xin Giấy xác nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

Hồ sơ được nộp tại Chi cục quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố nơi nhà hàng đặt trụ sở chính.

Bước 4: Xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng

Căn cứ vào Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì nhà hàng là một loại công trình công cộng, do đó theo Nghị định số 79/2014/ NĐ – CP  thì nhà hàng có khối tích từ 1000m3 thì phải xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy; văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới; bản sao chứng thực biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.

– Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị 

– Các phương án chữa cháy

– Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở.

– Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.

Hồ sơ được nộp tại Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh nơi nhà hàng đặt trụ sở chính.

*Lưu ý: Đối với những nhà hàng có quy mô nhỏ, có khối tích dưới 1000m3 trở xuống, mặc dù không cần xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy nhưng  nhằm đảm bảo an toàn cho việc kinh doanh, khách hàng thì các nhà hàng cũng nên thực hiện các buổi tập huấn PCCC cho ban quản lý, nhân viên và tranh bị các thiết bị PCCC như: Bình chữa cháy; Nội quy tiêu lệnh PCCC; Đèn exit, đèn sự cố; Hệ thống báo cháy; ….

Dịch vụ tư vấn của Thanhlap.wacontre.com

  • Tư vấn các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
  • Tư vấn về điều kiện đầu tư vào Việt Nam.
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục cần thiết để đầu tư.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay tới Hotline (028) 3620-8140 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ Thanhlap.wacontre.com luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng một cách nhiệt tình và hiệu quả nhất. (Đối với khách hàng Nhật Bản có thể liên hệ qua Hotline: (050) 5534 5505)