Đơn giản hoá mọi thủ tục | HOTLINE: (033) 534 4640

Undifine

LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Chắc hẳn sau khi thành lập doanh nghiệp xong bạn rất bối rối không biết nên làm gì đúng không nào? Hãy để chúng tôi giải đáp giúp bạn những việc cần làm sau khi hoàn tất việc thành lập doanh nghiệp.
Sau khi đăng ký thành lập xong bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau:

KHẮC CON DẤU CÔNG TY VÀ THÔNG BÁO MẪU CON DẤU

Công ty được quyết định về nội dung, hình thức, số lượng của con dấu nhưng phải thể hiện được tên doanh nghiệp và mã số thuế trên đó. Trước khi đưa con dấu vào sử dụng, công ty phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan chức năng có thẩm quyền để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia. 

MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG MANG TÊN DOANH NGHIỆP VÀ ĐĂNG KÝ VỚI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Phải chính người đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng và thông báo về việc sử dụng tài khoản ngân hàng với các cơ quan nhà nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Đầu tiên nên lựa chọn một trong các ngân hàng lớn có nhiều phòng giao dịch trên toàn quốc để tiện cho việc giao dịch của công ty và các công ty đối tác sau này.
Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng cho công ty thông thường cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng theo mẫu sẵn có của ngân hàng mà công ty đăng ký.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao công chứng không quá 3 tháng)- 01 bản
  • Thẻ căn cước/Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu (bản sao công chứng không quá 3 tháng) còn hiệu lực của người đại diện pháp luật của công ty – 01 bản
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu (bản sao công chứng) – 01 bản.

Sau đó bạn mang con dấu của công ty và bộ hồ sơ trên đến phòng giao dịch của ngân hàng để thực hiện thủ tục mở tài khoản. Tại đây nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn cho bạn các bước phải thực hiện.
Cuối cùng, nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, thường là 1 triệu để kích hoạt tài khoản. Lúc đăng ký mở tài khoản bạn nên đăng ký nộp thuế điện tử tại ngân hàng đó luôn.
Mở tài khoản xong, bạn phải thực hiện việc thông báo với sở kế hoạch và đầu tư rằng đã mở tài khoản ngân hàng công ty. 

THỰC HIỆN NỘP TỜ KHAI VÀ THUẾ MÔN BÀI THEO ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC

Công ty phải chủ động nộp tờ khai và đóng thuế môn bài với cơ quan thuế nơi công ty đặt trụ sở.

Số tiền nộp thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:

  • 3.000.000 đồng/ năm với doanh nghiệp có vốn điều lệ ghi trên giấy đăng ký doanh nghiệp là trên 10 tỷ đồng
  • 2.000.000 đồng/ năm với doanh nghiệp có vốn điều lệ ghi trên giấy đăng ký doanh nghiệp là dưới 10 tỷ đồng
  • 1.000.000 đồng/ năm với văn phòng đại diện, chi nhánh, tổ chức kinh tế và đơn vị sự nghiệp khác

Lưu ý: Với những công ty thành lập vào 6 tháng cuối năm thì chỉ phải nộp một nửa mức thuế môn bài trên.

Thực hiện mua chữ ký số và đăng ký nộp thuế điện tử

Hiện nay, các công ty đều kê khai và nộp thuế qua mạng điện tử nên mua chữ ký số  là rất cần thiết vì nó giúp việc nộp thuế trở nên rõ ràng, tiết kiệm thời gian và công sức.

Ngoài việc đơn giản hóa quá trình  kê khai và nộp thuế, chữ ký số còn giúp các công ty thực hiện các thủ tục như: Bảo hiểm xã hội, khai hải quan,…

Phát hành hóa đơn của công ty

Hóa đơn VAT hoặc hóa đơn bán hàng đều  được làm dưới hình thức hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký phát hành hóa đơn với cơ quan nhà nước.

Với hình thức hóa đơn điện tử: Chỉ khi hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được duyệt thì hóa đơn xuất mới có giá trị sử dụng.

Hồ sơ đăng ký hóa đơn điện tử bao gồm: Quyết định sử dụng hóa đơn; Thông báo phát hành hóa đơn; Hóa đơn mẫu.

Từ ngày 1/11/2020 các công ty đều phải có hóa đơn điện tử. Bạn có thể  nhờ các đơn vị sau cung cấp hóa đơn điện tử như Viettel, Viettak, Misa, BKAV, VNPT…

Để phát hành hóa đơn điện tử công ty phải có: Chữ ký số của mình; Phần mềm hỗ trợ kê khai; Quyết định sử dụng hóa đơn đính kèm file word nộp qua mạng.

Đây là toàn bộ những công việc cần thiết khi bạn đã hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin xoay quanh vấn đề về doanh nghiệp.