Doanh nghiệp kinh doanh ngày càng thuận lợi thì càng có nhu cầu việc thành lập thêm các chi nhánh để mở rộng quy mô công ty. Vậy, bạn đã biết thủ tục làm hồ sơ thành lập chi nhánh như thế nào chưa?
Khi mà doanh nghiệp kinh doanh ngày càng thuận lợi thì chủ doanh nghiệp luôn muốn thành lập thêm các chi nhánh để mở rộng quy mô công ty. Vậy, bạn đã biết thủ tục làm hồ sơ thành lập chi nhánh như thế nào chưa?
Để tìm hiểu về cách thức thành lập chi nhánh chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Khi mà doanh nghiệp phát triển sau thời gian kinh doanh thì chủ doanh nghiệp luôn có mong muốn mở rộng thị trường của mình, thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện là các cách thức mà ông chủ có thể làm. Tuy nhiên, mỗi cách thức thành lập lại có ưu và nhược điểm riêng. So với việc thành lập văn phòng đại diện thì thành lập chi nhánh có ưu điểm là cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động buôn bán trong phạm vi doanh nghiệp ủy quyền và có thể hạch toán kế toán độc lập với doanh nghiệp.
ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM MUỐN THÀNH LẬP CHI NHÁNH
Thủ tục được làm tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi mà doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh của mình.
Hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm:
- Thông báo về việc thành lập chi nhánh (được người đại diện theo pháp luật của công ty ký)
- Văn bản Quyết định về việc thành lập chi nhánh (của chủ sở hữu công ty nếu là công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông nếu là công ty cổ phần, của các thành viên công ty hợp danh)
- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (nếu là công ty TNHH một thành viên thì không cần biên bản này)
- Quyết định về việc bổ nhiệm người đứng đầu trong chi nhánh.
- Giấy tờ tùy thân của người đứng đầu trong chi nhánh được thành lập:
- Cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu có công chứng;
- Cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu có công chứng;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) đối với các công ty kinh doanh ngành nghề mà pháp luật yêu cầu các chứng chỉ hành nghề kinh doanh.
- Giấy tờ ủy quyền cho người đi làm thủ tục.
Thủ tục thực hiện:
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục trực tiếp và online qua website về đăng ký doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp làm thủ tục online thì làm theo hướng dẫn tại website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Sau đó nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh:
- Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được nêu trên
- Người đại diện theo pháp luật đến nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/ thành phố nơi muốn đặt chi nhánh
- Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
- Phòng đăng ký kinh doanh đưa ra kết quả thủ tục trong thời gian ngày làm việc:
- Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ;
- Giấy chứng nhận đăng ký các hoạt động của chi nhánh nếu hồ sơ hợp lệ.
- Lệ phí: 100.000 đồng/ lần
Lưu ý: Khi đặt chi nhánh ở tỉnh/thành phố khác nơi đặt trụ sở chính, cần nghiên cứu những quy định pháp luật có liên quan về ngành, nghề được phép kinh doanh tại nơi đặt trụ sở chi nhánh do không phải mọi các ngành nghề doanh nghiệp đăng ký đều cho phép thực hiện.
ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI MUỐN THÀNH LẬP CHI NHÁNH
Thủ tục đăng ký được làm tại Sở Công Thương tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh.
Điều kiện thành lập chi nhánh:
- Thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật Việt Nam, theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
- Thương nhân nước ngoài hoạt động ít nhất 05 năm tại Việt Nam, kể từ ngày thành lập.
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ của Chi nhánh thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Đơn đề nghị xin cấp phép thành lập chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương (do người có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký)
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương
- Văn bản bổ nhiệm về người đứng đầu chi nhánh
- Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất (Bản sao có công chứng )
- Bản sao điều lệ hoạt động của chi nhánh được thành lập.
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu trong Chi nhánh;
- Tài liệu về việc thuê địa điểm dự kiến đặt Chi nhánh
Trình tự thủ tục:
- Thương nhân nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên và nộp cho Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi dự định đặt chi nhánh.
- Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xử lý.
- Sở Công Thương ra thông báo sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ sau 03 ngày làm việc.
- Sở Công Thương cấp Giấy phép hoặc không cấp Giấy phép và phải nêu rõ nguyên nhân sau 07 ngày làm việc
Dịch vụ trọn gói của Thanhlap.wacontre.com Bạn chỉ cần liên hệ, mọi thủ tục đã có chúng tôi lo. Bạn không cần đau đầu vì việc chuẩn bị hồ sơ để thành lập chi nhánh, bạn sẽ không tốn thời gian để liên hệ với cơ quan nhà nước,… mọi thứ sẽ trở nên thật đơn giản chỉ bằng một cuộc gọi, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: (033) 534 4640 để được tư vấn và hỗ trợ.