Đơn giản hoá mọi thủ tục | HOTLINE: (033) 534 4640

DANH MỤC KHÁC

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT

Công ty cổ phần là một trong những loại hình công ty phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Với ưu thế về khả năng huy động vốn cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và cơ cấu vốn vô cùng linh hoạt nên đây là loại hình công ty được rất nhiều người lựa chọn. Vậy nếu muốn thành lập Công ty cổ phần thì cần phải chuẩn bị những gì và cần phải làm gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn!

Điều kiện để thành lập Công ty cổ phần

Tên công ty cổ phần

Cũng như các loại hình công ty/ doanh nghiệp khác thành lập công ty cổ phần cũng cần có một cái tên để phân biệt cũng như thuận lợi cho giao dịch, ký kết,…và các hoạt động kinh doanh khác.

Căn cứ theo quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc đặt tên công ty cổ phần phải đảm bảo đúng thuần phong mỹ tục, cũng như không có sự trùng nhầm lẫn với những công ty khác, và cũng cần phải có phần tiếng Việt, tiếng Anh và tên công ty cổ phần viết tắt (tiện cho giao dịch).

Trụ sở công ty cổ phần

Trụ sở của công ty là địa điểm giao dịch cũng như nơi thực hiện các điều kiện các về thuế,…

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2020 thì chung cư, nhà tập thể không được sử dụng làm trụ sở công ty. Tuy nhiên một số chung cư hỗn hợp vừa có chức năng để ở vừa có chức năng dùng để kinh doanh thì vẫn có thể dùng để làm trụ sở công ty.

Ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần của bạn có thể lựa chọn kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào mà pháp luật Việt Nam không cấm nhưng vẫn cần lưu ý đến các ngành nghề có điều kiện, hay những ngành nghề được tự do kinh doanh. 

Vốn điều lệ của công ty cổ phần

Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì không có quy về mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty cổ phần là bao nhiêu? Trừ trường hợp ngành nghề kinh doanh của khách hàng thuộc nhóm những ngành nghề kinh doanh mà yêu cầu vốn pháp định (vốn pháp luật quy định).

Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Hồ sơ bào gồm những loại giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu Phụ lục I-4 Thông tư 01/2021 TT-BKHĐT).
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. (Theo mẫu Phụ lục I-7 Thông tư 01/2021 TT-BKHĐT).
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

o   Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật

o   Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. (Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự)

o   Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Thực hiện bằng một trong hai phương thức sau:

  1. Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh 
  2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp 

Cơ quan có thẩm quyền:  Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết

– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

+ Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

+ Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản.

– Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử:

+ Người nộp hồ sơ kê khai thông tin, tải văn bản điện tử lên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

+ Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 4: Nhận kết quả

* Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 5: Thực hiện các công việc khác 

Các công việc sau khi thành lập công ty khác như: Khai tờ khai lệ phí môn bài, soạn hồ sơ thuế ban đầu…

Trên đây là trình tự, thủ tục và các công việc để thành lập Công ty cổ phần theo quy định mới nhất hiện nay, hy vọng sẽ giúp được các bạn trong việc quyết định thành lập công ty cổ phần. Ngoài ra, công ty chúng tôi hiện nay đang hỗ trợ dịch vụ thành lập công ty cho khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tư vấn nhiệt tình, đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng, chúng tôi tin sẽ đem lại trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua (028) 3620-8140 để được tư vấn và hỗ  trợ.