Doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh, là tổ chức có trụ sở giao dịch riêng, có tên riêng, có tài sản riêng. Tuy nhiên, hãy chứng tỏ rằng bạn là người thông minh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
KINH DOANH MÀ KHÔNG MUỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Một câu hỏi được đặt ra là: “Khi kinh doanh nhưng không muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp có được không?”. Thì câu trả lời sẽ là có.
Tuy nhiên, theo luật không phải lĩnh vực nào cũng có thể hoạt động kinh doanh mà không thành lập doanh nghiệp.Với các ngành như kinh doanh bất động sản, thiết lập trang mạng xã hội, thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp,website khuyến mại trực tuyến, đăng ký thành lập sàn thương mại điện tử,…là những ngành nghề bắt buộc chủ thể là doanh nghiệp hoặc tổ chức. Ngoài ra, một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, như Môi giới bất động sản, Luật sư,…nếu muốn hoạt động độc lập.
Việc kinh doanh mà không thành lập doanh nghiệp có thể gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là đối với những người xác định kinh doanh lâu dài, có định hướng phát triển lớn hơn, chuyên nghiệp hơn trong tương lai.
Đầu tiên, khi thành lập doanh nghiệp thì có nghĩa là doanh nghiệp được Nhà nước xác nhận là có tồn tại. Khi đó, doanh nghiệp sẽ được cấp mã số doanh nghiệp, Mã số thuế, Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và có tư cách pháp nhân để thực hiện các giao dịch.
Thứ hai, khi tiến hành hoạt động kinh doanh với các đối tác thì bên đối tác sẽ thấy an tâm hơn khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp.
Thứ ba, nếu không phải là doanh nghiệp thì không được phép xuất hóa đơn. Nếu không được xuất hóa đơn thì sẽ gặp bất lợi trong khi kinh doanh vì đối với những đối tượng cần hóa đơn để minh bạch hóa chi phí họ sẽ không tìm đến bạn để giao dịch.
Thứ tư, khi muốn huy động vốn thì bạn cần thành lập doanh nghiệp để dễ dàng huy động vốn hơn. Các cá nhân, tổ chức khi muốn góp vốn vào cũng sẽ an tâm và được đảm bảo quyền lợi của mình hơn vì việc góp vốn sẽ được nhà nước công nhận.
Thứ năm, ngoài việc thành lập Doanh nghiệp, bạn cũng có thể lựa chọn 2 loại hình là Hộ kinh doanh cá thể hoặc Hợp tác xã, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực kinh doanh mà bạn muốn làm. Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức rõ ràng với các quyền, nghĩa vụ của các cổ đông được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014.
PHẢI CHÚ Ý NHỮNG GÌ KHI MUỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP?
Khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu và lưu ý những điều cơ bản như sau:
Thứ nhất, lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp dựa vào số lượng người và tổ chức góp vốn. Lưu ý: Theo Điều 18 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, người góp vốn không được thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.Thứ hai, Xác định lĩnh vực kinh doanh bạn muốn làm. Từ lĩnh vực kinh doanh chính thì mới có thể lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với pháp luật.
Thứ ba, Vốn điều lệ. Nhiều ngành nghề kinh doanh không bắt buộc có mức vốn cụ thể, nhưng một số ngành nghề lại yêu cầu các doanh nghiệp phải có một mức vốn phù hợp.
Thứ tư, Lựa chọn tên cho doanh nghiệp. Tên phải đảm bảo có đủ 2 thành tố: loại hình công ty và tên riêng do bạn đặt.Tên doanh nghiệp không được trùng lặp với bất kỳ doanh nghiệp nào đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc, nếu không tên mà bạn chọn sẽ bị từ chối đăng ký.
Thứ năm, Đặt trụ sở. Trụ sở không được đặt tại các địa điểm không có chức năng kinh doanh, ví dụ như khu chung cư, nhà tập thể được xây dựng với mục đích để ở. Trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng là đúng mục đích kinh doanh theo quy định của luật nhà ở năm 2014.
Thứ sáu, Người đại diện theo pháp luật. Nên lựa chọn người đại diện theo pháp luật phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty. Công ty TNHH và Công ty CP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật theo Luật Doanh nghiệp 2014.
Sau khi xong xuôi thủ tục thành lập doanh nghiệp cần thực hiện ngay các thủ tục cần thiết:
- Mở tài khoản ngân hàng
- Kê khai và đóng thuế môn bài
- Khắc con dấu
- Mua chữ ký số
- Thông báo sử dụng hóa đơn
HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CẦN NHỮNG GÌ?
Đầu tiên bạn chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ bắt buộc như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách các cổ đông/thành viên sáng lập khi thành lập công ty;
Với cổ đông là cá nhân bạn cần chuẩn bị Giấy chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu hoặc căn cước công dân (bản sao công chứng không quá 3 tháng).
Với thành viên là tổ chức bạn cần chuẩn bị bản sao công chứng quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác tương đương của tổ chức thành viên, văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu để chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo uỷ quyền (bản sao công chứng không quá 3 tháng).
Với thành viên là tổ chức nước ngoài thì cần có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải được hợp pháp hóa lãnh sự được dịch thuật và công chứng của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng.
- Giấy tờ chứng thực;
- Văn bản xác nhận vốn;
- Chứng chỉ hành nghề.
Sau đó nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc Sở đầu tư. Trong thời gian từ 03-05 ngày sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đến đây công ty đã bắt đầu được hoạt động và có thể thực hiện đầy đủ các chức năng kinh doanh của mình.
Bạn muốn mở công ty để kinh doanh nhưng đang phân vân không biết chọn loại hình nào? Bạn không biết phải chuẩn bị những gì để thành lập công ty? Bạn không biết phải liên hệ với cơ quan nào để thành lập công ty? Hay đơn giản là bạn muốn tìm một nơi để giải quyết vấn đề này giúp bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: (033) 534 4640 mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhất.