Đơn giản hoá mọi thủ tục | HOTLINE: (033) 534 4640

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRONG KHI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUỐN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Việt Nam đang là một thị trường vô cũng tiềm năng và đáng để đầu tư, do đó số lượng nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng lên đáng kể. Vậy khi muốn đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần phải lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của chúng tôi nhé!

Nhà đầu tư

Theo Luật Đầu tư năm 2020, Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là cá nhân có quốc tịch nước ngoài và tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đa số các ngành nghề đầu tư kinh doanh thông thường đã được Việt Nam mở cửa toàn diện đều được quy định cho phép các Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tức không hạn chế về tư cách nhà đầu tư là cá nhân hay công ty. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặc biệt có các yêu cầu đầu tư cụ thể về tư cách đầu tư phải là cá nhân hay là tổ chức, có thể xác định qua tổng hợp các điều kiện đầu tư đối với toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề đăng ký đầu tư trên cơ sở phạm vi cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và các quy định của pháp luật Việt Nam nếu có.

Vốn đầu tư, Vốn điều lệ để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, pháp luật không yêu cầu về mức vốn tối thiểu để thành lập một công ty ở Việt Nam, ngoại trừ một số lĩnh vực đầu tư hoặc ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và pháp luật như giáo dục, kinh doanh bất động sản, lữ hành, trung gian thanh toán, …. Các ngành nghề kinh doanh thông thường khác không có quy định giới hạn mức đầu tư thì các Nhà đầu tư chỉ cần đảm bảo tính khả thi của lượng vốn đầu tư tương xứng với phạm vi, quy mô của dự án.

Góp vốn đầu tư, vốn điều lệ sau khi thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ góp vốn theo đúng lộ trình đã được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư. Cần lưu ý, thời hạn góp vốn đầu tư của các Nhà đầu tư đồng thời là góp vốn điều lệ của Công ty tại Việt Nam do các Nhà đầu tư đăng ký thời hạn song không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các Nhà đầu tư sẽ phải góp vốn đầu tư qua chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư được mở bởi Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trong trường hợp thời hạn góp vốn không đúng với cam kết, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các chế tài liên quan, bao gồm cả việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.

Lĩnh vực đầu tư ngành nghề kinh doanh

Căn cứ vào phạm vi các cam kết mở cửa thị trường tại Việt Nam, nhu cầu thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam và khả năng đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài nên lựa chọn các lĩnh vực đầu tư. ngành nghề đầu tư cần và đủ để thực hiện; tốt nhất nên đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghề đã được Việt Nam cam kết rõ ràng trong các Điều ước quốc tế song phương, đa phương để tránh gặp rủi ro bị từ chối khi đăng ký các ngành nghề, lĩnh vực chưa được mở cửa thị trường.

Đối với quy định pháp luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh thì Nhà đầu tư nước ngoài có thể kinh doanh bất kì ngành nghề nào mà pháp luật không cấm. Ngoài ra, có một số ngành nghề đặc thù có điều kiện bắt buộc phải đáp ứng để đăng ký kinh doanh.

Địa điểm đầu tư và thành lập công ty

Các Nhà đầu tư nên chọn các địa điểm đầu tư, thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam​ có địa chỉ rõ ràng; chọn Bên cho thuê có đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền cho thuê, quyền cho thuê lại nếu có; địa điểm, văn phòng cho thuê thuộc diện được phép cho thuê, được thiết kế và xây dựng đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không đang trong tình trạng có tranh chấp. Văn phòng thuê cần thuộc khu vực được thiết kế và xây dựng phục vụ chức năng văn phòng trên cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đã cấp phép xây dựng.

Sử dụng con dấu của công ty

Công ty có vốn nước ngoài được sử dụng con dấu của công ty và có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu, có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau. Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu hoặc thay đổi số lượng con dấu; công ty phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành thủ tục thông báo và được đăng tải mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, con dấu có thể được sử dụng từ ngày có hiệu lực đã được ghi nhận trong thông báo đã được đăng tải.

Sử dụng lao động

Đối với công ty mới thành lập, quản lý về lao động là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Nhà đầu tư cần quan tâm. Công ty cần phải thực hiện một số thủ tục theo pháp luật về lao động như: khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động; lập và sử dụng sổ quản lý lao động; xây dựng và thông báo thang lương, bảng lương; xây dựng và thông báo định mức lao động; xây dựng và đăng ký nội quy lao động; thành lập công đoàn trong công ty. Công ty có thể thuê người lao động là người nước ngoài hoặc người Việt Nam để làm việc tại công ty. Nếu có sử dụng lao động là người nước ngoài, công ty phải thực hiện các thủ tục xin cấp Visa, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú theo các điều kiện, thủ tục được pháp luật Việt Nam quy định.

Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của Công ty tại Việt Nam là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Công ty TNHH và công ty Cổ phần tại Việt Nam có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp Công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Thực hiện nghĩa vụ thuế

Nghĩa vụ nộp thuế là một trong những nghĩa vụ cơ bản đối với bất kỳ công ty nào. Vì vậy, hằng năm các công ty Việt Nam phải nộp rất nhiều loại thuế, phí khác nhau. Ví dụ như: lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp khi có lợi nhuận; kê khai và nộp thuế giá giá trị gia tăng. Tùy vào ngành nghề đầu tư kinh doanh, công ty tại Việt Nam còn có thể nộp các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Việt Nam do có cam kết mở cửa thị trường cũng như có nhiều quy định ưu đãi đầu tư liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số ngành nghề nhất định hoặc đầu tư tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Báo cáo dự án đầu tư

Công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam được lập theo dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư của Việt Nam. Việc báo cáo này sẽ được thực hiện định kỳ và phải thực hiện qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư. Nội dung báo cáo bao gồm: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.

Dịch vụ tư vấn của Thanhlap.wacontre.com

  • Tư vấn các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
  • Tư vấn về điều kiện đầu tư vào Việt Nam.
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục cần thiết để đầu tư.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay tới Hotline (028) 3620-8140 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ Thanhlap.wacontre.com luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng một cách nhiệt tình và hiệu quả nhất. (Đối với khách hàng Nhật Bản có thể liên hệ qua Hotline: (050) 5534 5505)